Coaching là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong phát triển sự nghiệp, đặc biệt ở vị trí lãnh đạo và quản lý cấp cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết về những kỹ năng này. Sau đây, M.Y.C Việt Nam sẽ giúp bạn biết được 9 kỹ năng coaching dành cho nhà lãnh đạo. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các kỹ năng này ở bài viết sau đây nhé!
Kỹ năng coaching là gì?
Coaching được hiểu theo tiếng việt là huấn luyện, tức là đào tạo cá nhân, đội nhóm hay một tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả xử lý công việc. Nhờ đó, các hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra trơn tru hơn và đáp ứng được mục tiêu đề ra trong thời gian sớm nhất.
Trong khía cạnh coaching, người được huấn luyện được là coachee. Nghĩa vụ của người được huấn luyện là thực hiện các hướng dẫn, chỉ dẫn mà người huấn luyện đưa ra nhằm rèn luyện và nâng cao trình độ, kỹ năng và chuyên môn.
Để hiểu rõ hơn về các kỹ năng coaching hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung dưới đây
Xem thêm: Coaching Là Gì? Tổng Quan – Mục Đích – Quá Trình Coaching
Các kỹ năng coaching dành cho nhà lãnh đạo
Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia đào tạo thì không nên bỏ qua những kỹ năng sau đây:
Kỹ năng đặt mục tiêu
Mục đích chính của việc huấn luyện là xác định được mục tiêu/giải pháp. Do đó, khả năng đặt ra mục tiêu rõ ràng, hấp dẫn về mặt cảm xúc từ coachee là kỹ năng vô cùng quan trọng.
Một mặt, huấn luyện viên cần biết cách thức và thời điểm thiết lập mục tiêu trong quá trình huấn luyện thông qua các mô hình như SMART.
Mặt khác, bạn cũng phải suy nghĩ và đặt câu hỏi để hoàn thành mục tiêu đó. Ví dụ: công việc XYZ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nào? như vậy coachee mới đánh giá được những gì họ đang làm là giúp ích hay đang cản trở họ.
Kỹ năng quan sát và đánh giá khách quan
Quan sát là một kỹ năng coaching hay bị bỏ qua. Các huấn luyện viên thường bỏ qua ngôn ngữ cơ thể của coachee nếu như đang quá tập trung vào một ý tưởng riêng hay những việc cần làm tiếp theo.
Một trở ngại khác ảnh hưởng đến khả năng quan sát là văn hóa doanh nghiệp sẽ khiến mọi người chỉ tập trung vào quy trình và nhiệm vụ, ít quan tâm đến mối quan hệ giữa người và người. Hệ quả của việc này là chúng ta không nhìn thấy được nơi sâu thẳm trong con người họ và chỉ dừng lại ở chức vụ là quản lý và nhân viên mà thôi. Trong kỹ năng coaching, nếu thiếu đi kỹ năng quan sát sẽ khiến bạn bỏ lỡ những thông tin có giá trị về những gì coachee đang suy nghĩ.
Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Khác với việc chỉ thụ động nghe những gì coachee nói thì lắng nghe và thấu hiểu đòi hỏi bạn phải tương tác và cho thấy bản thân đang dành mọi sự chú ý cho họ. Là một coaching bạn cần bỏ qua những mối quan tâm và ý tưởng riêng của mình trong quá trình lắng nghe. Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với một số cấp quản lý nhưng đây thực sự là kỹ năng mà các nhà lãnh đạo đáng đầu tư.
Bạn có nhớ được ai là người cuối cùng bỏ mọi thứ qua một bên và dành mọi sự chú ý lên bạn chưa. Đó chắc hẳn là một trải nghiệm vô cùng khó quên đối với bạn. Bằng cách chăm chú lắng nghe người khác bạn sẽ gửi cho coachee thông điệp: thứ nhất, bạn có thể hỗ trợ coachee trong bất cứ việc gì mà họ đang làm và thứ hai, bạn đang chú ý và mong họ thực hiện theo cam kết được đưa ra.
Có rất nhiều kỹ thuật để phát triển kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu. Nhưng mấu chốt của việc này là bạn phải thực sự quan tâm đến người đối diện và tò mò xem họ có thể đạt được những gì?
Kỹ năng đồng cảm
Đồng cảm là hệ quả từ việc quan sát và lắng nghe. Khi bạn chăm chú và cố gắng đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ thì bạn sẽ nắm bắt được trạng thái của coachee.
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp coaching chấp nhận người khác theo cách của họ mà đôi khi còn có thể điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ mà đồng nghiệp không thể tự nhận thức đầy đủ.
Khi cố gắng tập trung vào người khác một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn mệt mỏi. Tuy nhiên, sau một thời gian bạn sẽ thấy đây là bí quyết dành cho các huấn luyện viên giỏi. Sự động cảm với người khác sẽ đem đến một trải nghiệm khó quên dành cho bạn cũng như coachee.
Kỹ năng đặt câu hỏi một cách thông minh
Đặt câu hỏi cũng là một kỹ năng điển hình dành cho nhà lãnh đạo. Trọng tâm của việc huấn luyện chính là sẵn sàng gạt bỏ những ý tưởng riêng về cách tốt nhất để làm gì đó và đặt một câu hỏi khơi gợi ý tưởng về cách tiếp cận vấn đề đó.
Với coaching, đặt câu hỏi thể hiện được sự tò mò của bạn về cuộc sống và năng lực của coachee. Từ đó, hiệu quả huấn luyện sẽ được nâng lên đáng kể.
Đưa ra phản hồi
Phản hồi luôn là chủ đề nóng trong các buổi huấn luyện. Chìa khóa thành công là phản hồi của bạn phải có tính quan sát và không phán xét. Nếu như bạn đưa ra được các phản hồi rõ ràng, cụ thể về các hành động của coachee và hậu quả của chúng. Như vậy họ sẽ hoàn toàn có thể tự đánh giá được hiệu suất của chính mình.
Việc cung cấp phản hồi tiêu cực đòi hỏi bạn phải tế nhị, các nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn:
- Hãy cố gắng đưa ra các phản hồi tích cực trước
- Đánh giá cao hoặc ít nhất là thừa nhận
- Tập trung vào tương lai
- Tránh đổ lỗi
Kỹ năng lập kế hoạch
Một kỹ năng cũng không thể nào thiếu mà các nhà lãnh đạo cần biết là kỹ năng lập kế hoạch. Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn đưa ra các kế hoạch hợp lý đồng thời phân bố công việc phù hợp. Ngoài ra, kỹ năng này sẽ giúp nhà lãnh đạo định hướng cho coachee và truyền tải thông tin được chính xác nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nếu như coaching không có kỹ năng này sẽ khiến bạn không thể xác định được phương hướng huấn luyện, giải quyết công việc như thế nào cũng như dễ mắc sai lầm nghiêm trọng.
Phân tích và trình bày thuyết phục
Sau khi đã thu thập được những thông tin từ coachee, các nhà quản lý cần chủ động phân tích và trình bày thuyết phục nhằm điều hướng kế hoạch hành động phù hợp cho công việc. Lý do là không phải tất cả ý kiến của coachee đều phù hợp với ý kiến của nhà lãnh đạo và doanh nghiệp. Điều đầu tiên là nhà lãnh đạo cần tóm lược lại thông tin, từ đó đề xuất ý kiến tối ưu và giải thích cách thực hiện cho phù hợp nhất. Quan trọng hết là nêu ra được lợi ích của giải pháp đó để đề nghị bước tiếp theo.
Kỹ năng tạo động lực hiệu quả
Trong quá trình thực hiện kế hoạch và hành động sau khi huấn luyện coachee vẫn có thể mắc sai sót. Khi đó, các nhà lãnh đạo cần có kỹ năng coaching để tạo động lực hiệu quả. Một trong những nguyên tắc quan trọng khi phản hồi chính là FAST. Nguyên tắc này được viết tắt từ những từ: Frequent (thường xuyên), Accurate (chính xác), Specific (cụ thể) và Timely (kịp thời). Hoặc các nhà quản lý cũng có thể sử dụng mô hình AID, KFDB, SBI hoặc Sandwich.
Trên đây là những kỹ năng coaching vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Hy vọng rằng, qua việc tìm hiểu những kỹ năng coaching là gì cũng như các kỹ năng cần có dành cho nhà lãnh đạo sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của nó. Từ đó, đưa ra định hướng phù hợp dành cho bản thân và doanh nghiệp của mình.