Hiên nay, việc nâng cao kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng và được nhiều người quan tâm. Vì vậy, những bài diễn thuyết từ các diễn giả nổi tiếng luôn thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người. Vậy diễn giả là gì? Cần có những kỹ năng nào để trở thành một diễn giả? Theo dõi ngay bài viết sau đây của M.Y.C Việt Nam để hiểu rõ hơn về công việc này nhé.
Diễn giả là gì?
Diễn giả là gì? Diễn giả (Public Speaker hay Motivational Speaker) là người diễn giảng công cộng hoặc người truyền cảm hứng cho mọi người. Đây là những cá nhân có chuyên môn trong một hoặc vài lĩnh vực và có sức ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng. Công việc của diễn giả là tổ chức các buổi thảo luận trực tiếp, giao lưu và tương tác với cộng đồng.
Bài phát biểu của mỗi diễn giả thường tập trung vào một lĩnh vực chuyên sâu cụ thể. Ngoài việc chuẩn bị nội dung và kịch bản, họ cũng giữ vai trò lắng nghe để chia sẻ những trải nghiệm thực tế và quan điểm cá nhân rút ra từ cuộc sống.
Hiện nay, diễn giả không chỉ xuất hiện trực tiếp trên các sân khấu và hội trường đông người mà còn tham gia vào các buổi trao đổi hay phát biểu trên các phương tiện truyền thông, thu hút sự quan tâm rộng rãi của người dân.
Tại các doanh nghiệp lớn, việc mời diễn giả để trình bày trước nhân viên là rất phổ biến. Thậm chí, cả các quản lý cấp cao hay ban giám đốc đều có thể đóng vai trò diễn giả để thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên.
Diễn giả không giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định mà có thể chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, tâm lý, nghệ thuật bán hàng, marketing, chứng khoán, môi trường, giáo dục, sách, nhân sự, tâm linh,…
Xem thêm: Tham VấnTâm Lý Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Tham Vấn Tâm Lý Và Trị Liệu Tâm Lý
Công việc của một diễn giả
Mỗi lĩnh vực đều sẽ cần diễn giả có sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực đó. Vì tính chất của mỗi công việc sẽ khác nhau nên nhiệm vụ của diễn giả cũng có thể thay đổi theo từng công việc. Dưới đây là một số hoạt động mà các giả thường làm:
- Họp với đơn vị tổ chức sự kiện để thảo luận về kịch bản và quy trình tổ chức. Gặp ban tổ chức để chọn chủ đề phù hợp với khán giả.
- Tiến hành nghiên cứu để hiểu rõ thông tin cần thiết về chủ đề.
- Lập dàn ý và lên kịch bản cho bài diễn thuyết.
- Diễn tập và hoàn thiện bài phát biểu.
- Đảm bảo tài liệu tham khảo cho bài phát biểu, bao gồm tài liệu cầm tay, hình ảnh và slide PowerPoint.
- Di chuyển đến khu vực sự kiện.
- Tuân thủ quy tắc về trang phục, ngoại hình và ngôn ngữ.
- Kiểm tra thiết bị âm thanh và các thiết bị khác trước khi trình diễn.
- Trình bày nội dung đã thống nhất từ trước.
- Sử dụng công cụ trực quan như biểu đồ và đồ thị để dễ dàng truyền đạt ý tưởng.
- Trả lời câu hỏi và tương tác tích cực với khán giả.
- Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền sau sự kiện khi cần thiết.
Lưu ý: Để trở thành diễn giả, bạn không nhất thiết phải có bằng cấp chuyên môn nhưng phải có sự hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực bạn chọn trước khi bắt đầu công việc.
Các kỹ năng cần có của diễn giả
Sau khi đã biết được diễn giả là gì hay diễn giả tiếng Anh là gì, hãy cùng MYC Việt Nam tìm hiểu một kỹ năng cần có ở một người diễn giả, cụ thể như sau:
Kỹ năng giao tiếp, kết nối
Là một diễn giả chuyên nghiệp và tận tâm, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về nội dung mình sẽ trình bày. Vì vậy, hãy sử dụng kỹ năng khuấy động đám đông và khuyến khích người nghe đặt ra những câu hỏi để tạo sự kết nối với khán giả.
Kỹ năng giao tiếp không chỉ bao gồm khả năng tạo liên kết với mọi người mà còn phản ánh qua khả năng lắng nghe và chia sẻ thông tin cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể và thị giác một cách thành thạo.
Do đó, bạn cần học cách lắng nghe và hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp khác nhau để có thể tương tác hiệu quả người nghe.
Bài viết liên quan: Khóa Học Ngôn Từ Đỉnh Cao – M.Y.C Việt Nam
Tự tin
Tự tin được coi là chìa khóa quan trọng nhất để thành công trong buổi diễn thuyết của diễn giả. Sức khỏe tốt và tâm trí vững vàng sẽ giúp người diễn giả kiểm soát được cảm xúc cá nhân và truyền đạt những năng lượng tích cực đến khán giả.
Khả năng ghi nhớ
Kỹ năng ghi nhớ là một yếu tố quan trọng đối với diễn giả, giúp họ ghi nhớ và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả đến khán giả, đặc biệt là khi phải diễn thuyết trước đám đông lớn. Điều này sẽ càng quan trọng khi bạn cần nhớ các số liệu thống kê, tên, ngày tháng và nhiều thông tin khác.
Việc thực hành bằng cách viết ra những thông tin chính sẽ giúp bạn khả năng ghi nhớ và trình bày thông tin một cách linh hoạt, chính xác.
Kiến thức chuyên sâu
Nắm vững kỹ năng truyền đạt kiến thức chuyên sâu về chủ đề là một kỹ năng quan trọng đối với diễn giả khi diễn thuyết trước đám đông.
Hãy tận dụng kiến thức chuyên môn để thu hút sự chú ý của khán giả và khiến họ quan tâm đến những gì bạn nói. Bạn cũng có thể chia sẻ những trải nghiệm cá nhân liên quan đến chủ đề, giải đáp các câu hỏi và cung cấp thêm thông tin hữu ích, điều này sẽ làm cho buổi diễn thuyết trở nên thú vị và tạo ra ấn tượng tích cực.
Sáng tạo
Sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào và diễn giả cũng cần sở hữu kỹ năng này.
Trong các buổi diễn thuyết, khả năng biến những chủ đề nhàm chán thành điểm độc đáo là rất quan trọng. Diễn giả cần phát huy sự sáng tạo, kết hợp cách truyền đạt và diễn đạt một cách khéo léo để làm cho thông điệp trở nên thú vị, cuốn hút.
Khả năng ứng biến, giải quyết vấn đề
Trước khi diễn thuyết trước công chúng, các diễn giả cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo có đầy đủ thông tin cần thiết để trình bày chủ đề của mình.
Bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết cho bài diễn thuyết của mình, bao gồm nội dung bạn sẽ nói, trình bày và những điều bạn sẽ làm. Việc này sẽ giúp bạn luôn ở tư thế sẵn sàng và nâng cao sự tự tin khi trình bày.
Tiềm năng phát triển nghề diễn giả ở Việt Nam
Diễn giả là một công việc rất quen thuộc với người dân ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì đây vẫn là một ngành nghề khá mới mẻ. Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi trong thời gian gần đây nhưng nghề diễn giả ở Việt Nam vẫn chưa thể khai thác hết tiềm năng của mình.
Hiện nay, có rất nhiều người tự nhận danh xưng này để thu hút sự chú ý và thu lợi cá nhân, mặc dù họ thường không tạo ra giá trị thực sự cho cộng đồng và thậm chí chưa đạt được thành tựu đáng kể trong cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng có những diễn giả đầy nhiệt huyết, luôn mang đến những ý tưởng tích cực cho xã hội, họ được biết đến qua những hành động tốt và những đóng góp ý nghĩa. Những người này trở thành tấm gương và truyền cảm hứng cho mọi người, chứng minh giá trị của mình trong lĩnh vực diễn giả. Một số diễn giả nổi tiếng Việt Nam có thể kể đến như Giáo sư Lê Thẩm Dương, diễn giả Trần Thành Nam, diễn giả Bùi Trọng Giao.
Có thể bạn quan tâm: Các Khóa Học Tại M.Y.C Việt Nam
Như vậy, thắc mắc diễn giả là gì đã được M.Y.C Việt Nam giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp này.